Cách phòng tránh sỏi tiết niệu sao cho đúng!

Sỏi tiết niệu là gì? 

Sỏi tiết niệu là tình trạng sỏi ở thận, niệu quản hay bàng quang, do kết tủa của các hạt muối và khoáng chất trong nước tiểu. Việc hình thành sỏi tiết niệu có liên quan tới môi trường sống. Sỏi tái phát trong vòng 7 năm sau điều trị chiếm tỉ lệ lên đến 70%

Nguyên nhân?

  • Không rõ nguyên nhân. Tỉ lệ mắc ở nam cao hơn nữ 3 lần
  • Sau nằm liệt, ít vận động do bệnh tật.
  • Khoảng 20% là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước tiểu bị kiềm hóa do tác động của vi khuẩn với ure trong nước tiểu
  • Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, ít protein và phosphat gây ra sỏi bàng quang.
  • Nghẽn đường tiểu hay nhiễm trùng lâu ngày cũng gây ra sỏi bàng quang.

Biểu hiện của sỏi tiết niệu là gì?

  • Đau vùng thắt lưng bên có sỏi
  • Có thể buồn nôn, nôn
  • Đi tiểu ra máu
  • Điển hình đau có thể lan từ vùng hông tới tận vùng đùi và bộ phận sinh dục.

Bạn cần làm gì để phát hiện sỏi tiết niệu?

  • Đến cơ sở y tế để được thăm khám, siêu âm và chụp XQ bụng không chuẩn bị. Khoảng 90% sỏi đường tiết niệu có thể được phát hiện qua Xquang
  • Một số trường hợp cần làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu

Điều trị sỏi tiết niệu

  • Dùng thuốc giảm đau, giãn cơ tức thì kết hợp với nghỉ ngơi tại giường.
  • Hướng dẫn bệnh nhân uống thật nhiều nước để gia tăng khả năng đưa sỏi ra khỏi niệu quản. Đa số các sỏi có kích thước dưới 5mm có thể được đào thải ra ngoài mà không cần xử lý gì
  • Trường hợp sỏi quá lớn thì cần nhập viện và thực hiện các biện pháp can thiệp

Làm thế nào để giảm tái phát  sỏi?

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm các thành phần tạo sỏi.
  • Tập thói quen uống nhiều nước
  • Không nhịn tiểu quá lâu.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *