Lựa chọn thực phẩm dành cho người bị bệnh gút

Trước đây, gút từng được xem như là “căn bệnh của người giàu”. Bởi nhóm đối tượng hay mắc phải nhất là những người ăn thừa chất và thừa cân. Tuy nhiên, hiện tại thì nó phổ biến đến mức trong bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào cũng có thể gặp phải. Chính vì thế mà chúng ta ngày càng phải quan tâm nhiều hơn tới nó để có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (gout) hay thống phong là bệnh rối loạn chuyển hóa làm tăng nồng độ acid uric máu và lắng đọng urat ở các khớp, sụn. Nó gây ra tình trạng viêm khớp cấp và mạn với các cơn đau dữ dội. Vì thế, người mắc bệnh gút thường xuyên phải chịu những cơn đau và sưng đỏ khi các đợt viêm bùng phát. Việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp là một trong những biện pháp làm giảm sự tiến triển của bệnh.

Hình ảnh bệnh gút

Biểu hiện của bệnh gút

Bệnh gút thường xảy ra đột ngột vào ban đêm với các biểu hiện điển hình như:

  • Khớp sưng đỏ
  • Khớp đau đột ngột và dữ dội
  • Vùng quanh khớp nóng do bị viêm

Các biểu hiện này thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Trong trường hợp nặng còn có thể kéo dài tới vài tuần.

Một số đối tượng dễ bị gút nhất

  • Nam giới sau tuổi 40
  • Nữ giới tuổi mãn kinh
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người ăn uống thiếu khoa học
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh gút
Phụ nữ mãn kinh dễ bị gút

Vậy cần lựa chọn thực phẩm như thế nào cho người bị gút?

Không phải trường hợp tăng acid uric nào cũng gây ra bệnh gút nhưng bị bệnh gút thì chắc chắn nồng độ acid uric trong cơ thể sẽ tăng cao. Thực phẩm giàu đạm được chúng ta sử dụng thường ngày, tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng cao purin – tiền chất tạo ra acid uric.

Hạn chế thực phẩm giàu đạm

Do đó, chúng ta phải lựa chọn các thực phẩm để tránh hoặc hạn chế sự tăng nồng độ acid uric trong máu. Các nhóm thực phẩm mà người bị gút nên sử dụng là:

1. Thực phẩm giàu tinh bột

Đây là nhóm thực phẩm được chúng ta sử dụng hàng ngày, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Chúng ta có thể lựa chọn: cơm, phở, mỳ, ngô, khoai, sắn,… vì các thực phẩm này đều chứa hàm lượng purin trong ngưỡng cho phép (< 50mg%) nên rất phù hợp cho người bị gút. Chúng ta nên sử dụng các thực phẩm này với tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong tổng giá trị bữa ăn.

Thực phẩm giàu tinh bột cho người bệnh gút

2. Thực phẩm giàu chất béo

Tuy rằng chất béo có thể làm tăng trọng lượng cơ thể nhưng nó cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Vì vậy chúng ta không nên kiêng hoàn toàn. Có thể hạn chế dùng mỡ và sử dụng dầu nhiều hơn để thay thế. Các loại dầu nên sử dụng như: dầu vừng, dầu lạc, dầu oliu,… Tuy nhiên, không phải loại dầu nào chúng ta cũng nên sử dụng. Cần tránh một số loại dầu như: dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương.

Sử dụng dầu oliu cho người bị gút

3. Rau củ quả

Các loại rau củ quả thường ít ảnh hưởng tới việc làm tăng lượng acid uric trong cơ thể. Vậy nên chúng ta gần như có thể sử dụng thoải mái. Các loại rau củ quả nên dùng như: su hào, su su, mướp, bí, súp lơ,xoài, dưa hấu, thanh long, cà rốt,… Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng: măng tây, nấm, giá đỗ,… hay các loại rau quả có vị chua, vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới bệnh.

Rau củ quả cho người bệnh gút

4. Thức uống

Các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, chè,… làm tăng acid uric trong máu và bùng phát các cơn gút cấp. Do đó, cần phải hạn chế sử dụng chúng. Nên uống đủ nước, mỗi ngày uống từ 2 – 2,5 lít/ ngày, đặc biệt nên sử dụng nước khoáng.

Hạn chế sử dụng rượu bia

Với cách lựa chọn các thực phẩm như trên sẽ hạn chế được việc lượng acid uric trong máu tăng cao. Đây là cơ sở để tránh được sự bùng phát của bệnh gút. Hi vọng rằng mọi người có thể áp dụng và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình trước bệnh phổ biến như thế này. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm!!!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *