Trẻ em bị nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam

Theo thông tin mới nhất, ngày 1/11/2019 đã có một bệnh nhi 14 tháng tuổi tại Phú Thọ được đưa vào viện trong tình trạng mệt mỏi, khó thở, sốt cao, vàng da,… Nguyên nhân được các bác sĩ chẩn đoán là do nhiễm độc chì nghiêm trọng khi gia đình cho bé sử dụng thuốc cam để chữa nhiệt miệng. Tại Thanh Hóa trước đó cũng ghi nhận một trường hợp tương tự của bé gái 7 tháng tuổi bị nhiễm độc chì nặng do sử dụng thuốc cam để chữa loét miệng.

Thuốc cam người nhà bệnh nhi sử dụng cho trẻ

Tình trạng trẻ em cấp cứu do bị nhiễm độc chì ở các bệnh viện không còn là trường hợp quá xa lạ. Dù đã được các phương tiện truyền thông cảnh báo về nguy cơ nhiễm độc chì từ thuốc cam, nhưng dường như các bậc phụ huynh không hề quan tâm đến. Họ tin vào những lời truyền tai nhau mà cho con mình sử dụng các sản phẩm thuốc cam không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Điều này đã làm cho số lượng trẻ bị nhiễm độc chì do thuốc cam ngày càng nhiều.

Vậy nhiễm độc chì là gì?

Nhiễm độc chì là tình trạng tích lũy một lượng lớn chì làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Nhiễm độc chì sẽ gây ra các bệnh về thần kinh, huyết học, tim mạch, thận,… Ở trẻ em, khi nhiễm độc chì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống thần kinh. Dù bị phơi nhiễm với một lượng nhỏ cũng gây ra các tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi.

Nguyên nhân gây nhiễm độc chì

Nhiễm độc chì ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân: tiếp xúc với môi trường- nơi bị ô nhiễm chì, sử dụng nguồn nước nhiễm chì, đồ chơi bằng chì hoặc có sơn màu nhiễm chì,… Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu là do các bậc phụ huynh nghĩ rằng thuốc cam có thể dùng chữa tưa lưỡi, viêm loét miệng, tẩm bổ và cả việc tăng cân cho trẻ nữa. Vì vậy họ mới sử dụng và để xảy ra tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm chì từ đồ chơi

Biểu hiện của nhiễm độc chì ở trẻ em

  • Co giật, buồn nôn, nôn
  • Biếng ăn, xanh xao
  • Thiếu máu, suy dinh dưỡng
  • Còi xương, chậm phát triển
  • Đau bụng đi ngoài
  • Xuất hiện đường chì ở lợi.
  • Yếu cơ
  • Uể oải, run rẩy
  • Mất ngủ
  • Đi lại không vững.
Trẻ có biểu hiện biếng ăn khi bị nhiễm độc chì

Hậu quả nghiêm trọng của nhiễm độc chì ở trẻ em

  • Làm tổn thương thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại biên
  • Rối loạn tri giác, hôn mê
  • Thính lực kém phát triển
  • Suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ
  • Gây biến chứng viêm não
  • Có thể dẫn tới tử vong.
Tình trạng hôn mê ở trẻ khi bị nhiễm độc chì

Các biện pháp phòng chống nhiễm độc chì

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và có nguồn gốc rõ ràng

Việc sử dụng thuốc không đúng là nguyên nhân hay gặp nhất gây nhiễm độc chì ở trẻ. Do vậy, các phụ huynh cần tìm hiểu và lựa chọn cho con mình các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm tra chất lượng. Hãy xin lời khuyên từ bác sĩ để biết tình trạng của con mình như thế nào, nên dùng thuốc gì cho hợp lý.

2. Vệ sinh cá nhân và đồ chơi cho trẻ

Trẻ thường hay có thói quen đưa tay lên miệng sau khi chơi và nghịch bẩn. Do đó phụ huynh cần thường xuyên cho trẻ vệ sinh cá nhân như: rửa tay, chân, mặt mũi,… Điều này để tránh trường hợp sau khi tiếp xúc với chì trẻ sẽ vô tình làm chì nhiễm vào sâu trong cơ thể.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ để phòng tránh nhiễm độc chì

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng vệ sinh đồ chơi định kỳ cho trẻ để hạn chế việc nhiễm độc chì.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung các thực phẩm làm giảm nguy cơ hấp thu chì là điều cần thiết cho trẻ. Lượng thực phẩm bổ sung sẽ giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. Các thực phẩm nên được sử dụng như là: sữa, thịt bò, các loại rau xanh, trái cây họ cam chanh.

Chế độ ăn chứa rau xanh dành cho trẻ

4. Đảm bảo nguồn nước sạch

Cần cho trẻ sử dụng nguồn nước đã được lọc sạch hoặc đã đun sôi để nấu ăn cho trẻ. Đây cũng là một trong những điều cần thiết để hạn chế sự nhiễm độc chì ở trẻ. Nếu hệ thống ống nước nhà bạn đã cũ, bạn nên để vòi nước chảy một phút rồi mới sử dụng.

Cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch

5. Cho trẻ tránh xa các khu công nghiệp

Tại các khu công nghiệp, việc có nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Do đó, bạn cần cho con bạn chơi ở xa các khu vực này để tránh việc con bạn có thể bị nhiễm chì mà bạn không thể phát hiện ra được.

6. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Bụi bẩn từ nhà cửa cũng có thể làm con của bạn bị nhiễm độc chì. Bởi vậy hãy vệ sinh thường xuyên nhà cửa để trẻ có thể thoải mái sinh hoạt mà không lo bị nhiễm độc.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ cho trẻ thoải mái vui chơi

Từ những hậu quả nghiêm trọng do nhiễm độc chì gây ra, các bậc phụ huynh hãy cẩn thận hơn khi cho con mình sử dụng các sản phẩm thuốc. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại hữu ích cho bạn đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *